Có phải bạn đang tìm một đơn vị thiết kế và thi công các hệ thống xử lý nước không? VNTEC xin được phép tự giới thiệu chúng tôi là nhà thầu cơ điện (nhà thầu m&e) cung cấp các hệ thống xử lý nước công nghiệp, giải pháp lọc nước giếng khoan, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, hệ thống lọc nước giếng khoan, hệ thống ro công nghiệp, hệ thống lọc nước tinh khiết, nhiễm mặn…. với đầy đủ các công suất thuận tiện cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng và giá thành luôn được VNTEC đề cao, chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu, mọi ngân sách và đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, VNTEC luôn thực hiện các chính sách sau bán hàng với việc giải quyết các vấn đề, chế độ bảo hành,…24/7. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào, VNTEC cam kết điều này.
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về phương pháp xử lý nhiễm mặn. Nếu bạn cảm thấy nước nhà mình có vị mặn hoặc cần xử lý nước nhiễm mặn để tưới tiêu hay sinh hoạt, hãy liên hệ VNTEC.
I. TÌM HIỂU VỀ NƯỚC NHIỄM MẶN
1. Khái niệm
Nước nhiễm mặn hay còn được gọi là nước lợ, là nguồn nước có chứa từ 1-10g muối hòa tan trong 1 lít nước. Độ mặn của nước lợ cao hơn độ mặn của nước ngọt và thấp hơn của nước mặn (theo tiêu chuẩn Việt Nam)
2. Nguyên nhân
Thông thường, nước bị nhiễm mặn chủ yếu do thủy triều dâng cao, nước biển xâm nhập vào sâu trong đất liền khiến cho nguồn nước ở ao hồ, sông suối…bị nhiễm muối. Hiện tượng này thường xảy ra ở vùng trũng, khu ven biển.
Ngoài ra, khi mùa khô hạn kéo dài, nguồn nước ngọt dần cạn kiệt thì quá trình xâm nhập của nước biển ngày càng nhanh và sâu hơn, dẫn đến những mạch nước ngầm cũng bị nhiễm muối.
3. Thực trạng
Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô năm 2020-2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020, từ đầu năm 2021 đến 31/03/2021 đã xuất hiện 5 đợt xâm nhập mặn tăng cao. Ranh mặn (4g/l) tính đến ngày 31/3/2021 trên sông Vàm Cỏ từ 85-95km; cửa sông Cửu Long từ 45-65km, sông Cái Lớn từ 57-60km, thấp hơn ranh mặn sâu nhất của năm 2020 khoảng 5-45km (Số liệu từ Tổng cục khí tượng thủy văn).
4. Vì sao phải xử lý nước nhiễm mặn?
_Việc thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm mặn dẫn tới hậu quả cực kỳ nghiêm trọng:
_Tình hình thiệt hại do xâm nhập mặn (cập nhật đến ngày 02/03/2020- Tổng cục phòng chống thiên tai):
+ Thiệt hại về sản xuất: Diện tích lúa tôm bị thiệt hại là 16.554,8 ha; diện tích lúa Đông Xuân bị thiệt hại: 10.644ha; diện tích rau màu bị thiệt hại > 70%: 3,6ha
+ 3.568 hộ th iếu nước sinh hoạt
+ 887 điểm (21.167m) sụp lún ven bờ kênh
II. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN
1. Một số phương pháp xử lý hiện nay
2. Mô hình xử lý nước nhiễm mặn của VNTEC
Hiên nay, phương pháp được VNTEC ưu tiên sử dụng nhất là phương pháp thẩm thấu ngược R.O vì sự tiện dụng và hiệu quả của nó.
VNTEC cần lấy mẫu nước nhiễm mặn để đo độ mặn và tính toán, đưa ra công nghệ xử lý phù hợp nhất.
Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước nhiễm mặn của VNTEC
Tác giả: Nhân Đỗ
#vntec # xử lý nước